This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

14/2/16

[VIDEO] ĐẠI CƯƠNG VỀ HÌNH PHẲNG OXY

Hình phẳng Oxy là một câu phân loại lấy điểm 8 hoặc 9 trong đề thi THPT Quốc gia. Điểm mấu chốt để năm bắt được mảng toán này là phải biết vận dụng linh hoạt giữa tính chất hình phẳng và hình giải tích. Nghĩa là trước tiên phải vẽ hình chính xác, sau đó phát hiện tính chất hình đặc biệt rồi đưa lý thuyết giải tích vào xử lý.
Bài giảng sau đây là bài đại cương ban đầu giúp các em học sinh ôn luyện đại học nắm được các kiến thức cơ bản về điểm và vecto trong hình học giải tích phẳng.
Mời các em cùng xem bài giảng theo link sau:
Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=kDZfHoom9EA
Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=ZP6l_hS0d2c
Phần 3: https://www.youtube.com/watch?v=mu_OPC6eSMI


6/7/14

VIDEO GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A 2014

Đánh giá nhanh qua đề thi đại học môn Toán khối A năm 2014 có thể thấy cấu trúc đã được bộ thay đổi lại với mức độ khó dần lên. Về cơ bản nội dung vẫn trong những gì được ôn tập. Độ phân loại của đề năm nay cũng cao hơn năm ngoái, nghĩa là để đạt điểm 5, 6 thì rất rất dễ, những để ăn điểm 7, 8, 9 thì đòi hỏi kiến thức tốt và kỹ năng trình bày chuẩn. Còn điểm 10 có lẽ là hơi xa xỉ trong năm nay.
Sau đây mới các em xem video chữa, phân tích hướng dẫn giải chi tiết, bằng nhiều cách đề thi đại học năm nay.


21/2/14

[Hình học phẳng Oxy] Bài toán Cực trị hình học

3/1/14

CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN DÃY SỐ

Một số em đang học lớp 11 thấy khó khăn phần này nên thầy quay video hướng dẫn cho các em. Lý thuyết giới hạn là nền tảng của chương trình giải tích nên cố gắng học tốt phần này, các em sẽ hiểu những phần khác dễ dàng hơn.



15/11/13

[18/11/2013] Tài liệu về MŨ - LOGA

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ MŨ VÀ LOGARITH:
      Như các em đã biết thì chuyên đề phương trình, bất phương trình và hệ phương trình mũ và logarith có thể chiếm 1 điểm trong đề thi đại học. Việc học chuyên đề này không hề khó nếu các em có phương pháp học tập khoa học. Hiểu đơn giản thế này, các em nắm chắc các công thức mũ, loga và một số phương pháp giải cơ bản thì Mũ và Loga giống như cái áo khoác ngoài ta mặc vậy. Ta cởi ra thì bên trong nó là một phương trình đại số hay một phương trình vô tỷ cơ bản mà các em đã được học.
Thầy gửi các em tài liệu để tự đọc nghiên cứu:
DOWNLOAD

Chúc các em học tốt!
Thân ái!

7/10/13

PHƯƠNG PHÁP DỒN BIẾN TÌM MIN MAX CỦA HÀM NHIỀU BIẾN SỐ

Đây là bài toán thường gặp trong các đề thi đại học từ năm 2009 tới nay để kiếm điểm 10. Hi vọng với video này hướng dẫn phần nào cho các em phương pháp để có được cách định hướng khi giải bài.






28/6/13

GỬI TẤT CẢ CÁC EM HỌC SINH CHUẨN BỊ THI ĐẠI HỌC

Đầu tiên, thầy chúc các em thật nhiều sức khỏe, bản lĩnh vững vàng để có thể đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống.
Hôm nay đã là ngày 28/6 rồi, như vậy chỉ còn hơn chục ngày nữa các em bước vào một kì thì khá quan trọng và đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời. Thầy biết, trong thời gian vừa qua các cem đã nỗ lực, cố gắng phấn đấu rất nhiều. Thầy luôn dạy các em rằng “Bất cứ cái gì cũng có giá của nó ”. Cái giá của sự thành công là phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức của thân thể và sự nỗ lực bền bỉ trong tâm trí. Các em phần nào có được điều đó, và thầy tin rằng các em sẽ nhận lại được đúng những gì mình đã bỏ ra. Còn 5 ngày, đây không phải là thời gian cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu. Những gì các con đã được học trong cả năm qua hãy xem lại, những chỗ nào chưa nắm chắc lắm cần đọc lại kĩ hơn một chút. Theo bộ trưởng giáo dục thì đề thi năm nay không đánh đố, cơ bản nằm trong sách giáo khoa nâng lên một chút. Do vậy, dù có gặp đề hơi lạ một chút hãy cứ bình tĩnh từ từ huy động lại kiến thức liên quan đến phần đó để giải quyết. Các em phải hết sức lưu tâm điều này nhé!
Cái thứ hai, các em cần nắm chắc cấu trúc của đề thi gồm những phần nào và với mỗi phần đó, mình đã có chuẩn bị kiến thức như thế nào rồi. Điều này quan trọng vì nó giúp các em có cái nhìn hệ thống, bao quát hơn trong đề thi và dự trù được các khả năng có thể ra của đề thi. Như vậy thì tâm lý các em mới ổn định được.
Ăn uống: trong thời gian này, đừng ăn thức ăn nào lạ, khó tiêu. Ăn bí đỏ, cà chua tốt cho mắt và hoạt động của não, ăn các loại củ quả: cam, quýt, bưởi… sẽ làm giảm mệt mỏi. Ăn đủ thịt, cá, lòng đỏ trứng (khó ăn nhưng mà tốt cho não cực kì đấy), cơm vừa đủ. Trong ngày thi nên ăn vừa đủ, không no và đói quá. Khi đi thi mang chai nước lọc vào, lúc làm bài căng thẳng quá làm ngụm nước sẽ giúp các em đỡ căng cứng hơn rất nhiều   (uống xong nhớ đóng nắp chai không đổ ướt bài thi).
Tinh thần: trước ngày thi phải thoải mái, xua tan mọi suy nghĩ trong đầu. Nếu căng thẳng quá phải thư giãn luôn: nghe nhạc, ra ngoài ngắm cảnh, nói chuyện với một ai đó mà các em thấy thoải mái nhất… khi hết mệt mỏi lại tiếp tục học. Hãy hát thật to nếu có thể, hãy cười thật nhiều và lạc quan lên. Nếu buồn ngủ, hay mệt mỏi phải nghỉ ngơi ngay, đừng có suy nghĩ là đi ngủ không có thời gian học. Ngủ giúp cho não cân bằng hơn, thông minh và sáng suốt hơn. Trước ngày thi một ngày phải ngủ đủ 8 tiếng.
Tâm thái trước khi thi: các em đã cố gắng hết sức và làm tất cả những gì có thể trong thời gian qua rồi. Và điều đó sẽ được đền đáp xứng đáng. Tự tin lên nhé! “ Tự tin chưa chắc thành công nhưng mất tự tin thì cầm chắc thất bại”. Tự tin nhưng phải khiêm tốn, không sẽ trở thành kiêu căng, ngạo mạn. Những kẻ kiêu mạn dễ thất bại lắm.
Trong khi thi: tuyệt đối lắng nghe nhắc nhở của giám thị, không mang điện thoại hay bất cứ tài liệu nào vào phòng thi. Nếu các em nghiêm túc thì không việc gì phải sợ giám thị vì họ chỉ là người coi thi chứ không làm gì đến ta cả. Nhận đề xong tập trung cao độ làm bài, quên hết mọi thứ xung quanh, coi như chỉ mình ta trong phòng thi, tâm lý hết lo lắng, chiến đấu với đề thi đến cùng. Không được sợ đề khó vì khó thì khó chung, mình không làm được thì các em khác không làm được. Quan trọng là phải biết chắt chiu từng điểm nhỏ, cho dù là 0,25 điểm. Cố gắng không được bỏ trống bất cứ bài nào dù là khó, có ý tưởng nào cứ viết ra.
Thấy các bạn khác làm bài ào ào, bấm máy tính ầm ầm, xin giấy liên tục thì mặc kệ, cứ tập trung cao độ vào bài làm của mình. Theo kinh nghiệm của thầy thì những người đó là những người hốp tốp, nhanh ẩu đoảng dễ nhầm lẫn. Nên các em cứ khiêm nhường, bình tĩnh từ tốn làm bài, làm đến đâu chắc tới đó. 180 phút đủ để các em hoàn thành xong hết bài thì mà không cần phải vội vàng.
Nếu trong quá trình làm bài thấy căng thẳng hay đang nghĩ một bài không ra, các em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, lắc đầu cho thoải mái, làm ngụm nước (xong nhớ đậy nắp) nghĩ tới điều khác hoàn toàn bài thi. Sau khi thoải mái rồi mới quay lại nghĩ tiếp. Tuyệt đối không được dừng lại ở một câu quá lâu, làm đầu óc căng thẳng cương cứng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng làm bài của các bài khác.
Thi xong không nên thảo luận, kiểm tra đáp án hay than vãn nhiều mà chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho môn tiếp theo. Thi xong rồi thì buồn vui luôn một thế.
Làm bài môn Toán thế nào cho tốt ?
Bí quyết để thành công= Bình tĩnh + trình bày cẩn thận + tư duy + chiến thuật.
- Nhận đề, đọc lướt qua một lượt hình dung ra câu mình có thể làm được luôn, những câu giống với những bài mà các con đã gặp tức là câu có khả năng làm được:
+ Đề hoàn toàn nằm trong khả năng: tự tin hơn rất nhiều.
+ Đề hơi khó thì không sao cả: còn những 150 phút + cái đầu của các em => bình thường.
- “ Bài nào khó làm sau, bài dễ làm trước” hãy nhớ lấy điều này để khỏi bị sa lầy, mất quả nhiều thời gian vào các bài khó.
- Tư duy giải toán: Khi đối mặt với một bài toán, việc đầu tiên phải đọc thật kĩ đề bài, sau đó hình dung ra những hướng suy nghĩ, lối tư duy khác nhau để có thể vận dụng. Sau đó, tùy dấu hiệu của từng bài, kết hợp với sự liên tưởng và kiến thức đã được học để giải quyết bài toán đó.
- Khi suy nghĩ và ngắm nghĩ bài toán, nếu phát hiện điều gì, phép biến đổi gì có thể thực hiện, các con đừng ngại đặt bút biến đổi. Rất nhiều bài chỉ cần tích tắc như thế là có thể làm được rồi.
* Những lưu ý quan trọng, mang tính sống còn trong một bài thi:
- Đặt điều kiện chính xác và giải xong nhớ kết hợp điều kiện.
- Vừa làm vừa kiểm tra, nếu trong quá trình tính toán thấy số cồng kềnh và rất xấu thì 90% là bước ở trên biến đổi sai. Cần bình tĩnh xem lại để tìm cho ra chỗ sai. Nếu sai ít thì gạch bỏ, sai nhiều thì làm lại từ đầu.
- Đọc thật kĩ đề, không bỏ xót chữ nào, ngẫm đề => hiểu đề, yêu cầu của đề và các giả thiết đề cho, đừng có đọc qua loa rồi lao vào làm rất dễ phải trả giá đắt.
- Làm xong bất kì một bài nào phải kết luận, nhất là những bài phải kết hợp với điều kiện xác định. Không kết luận, có thể các con sẽ mất đi 0,25 điểm đáng tiếc.
- Chú ý khi đọc đề, ngẫm đề một chút có thể phát hiện ra ý đồ của người ra đề, phát hiện ra cái bẫy mà nhiều thí sinh sẽ mắc phải. Như thế các con ăn trọn điểm câu đó rồi, còn nhiều em khác sẽ bị sập bẫy. Thật tỉnh táo.
- Khi nháp cũng phải nháp tử tế rõ ràng, không nháp chồng chéo lên, giấy nháp không thiếu cho các em.

Chúc các em làm bài tốt nhất có thể !

28/5/13

ẢO TƯỞNG CỦA NHỮNG TAY ĐÁNH BẠC

Ảo tưởng của tay đánh bạc, sự kiện độc lập và luật số lớn


  Một tình huống có thể gặp nếu bạn đã từng chơi trò sấp ngửa bằng một đồng xu (hoặc chưa chơi thì hãy hình dung): kết quả của 10 lần liên tiếp đều là ngửa, bây giờ lần chơi thứ 11 ta sẽ đặt tiền cho sấp hay ngửa? Nhiều người sẽ trả lời là sấp. Vậy hãy cùng nhau sử dụng môn học sác xuất để phân tích nhé !
Ghi số đề
Ghi số đề
Tình huống này cũng hay gặp trong dân đánh số đề và được gọi là “nuôi” số. Họ “thích” một số nào và sẽ nuôi số đó với niềm tin rằng chắc chắn nó sẽ ra, không sớm thì muộn. Nó càng lâu ra thì niềm tin càng mãnh liệt, ngay cả đến lúc tan gia bại sản không còn sức để…”nuôi”.
 
Một ví dụ nữa, người Á đông có khuynh hướng “trọng nam khinh nữ” hay nhẹ nhàng hơn là thích “có nếp có tẻ” . Một người đã có 4 đứa con gái thường có khuynh hướng hy vọng đứa tiếp là con trai hơn là người đang chỉ có 1 đứa con gái.
 
Đó là hiện tượng mà người ta gọi là “ảo tưởng của tay đánh bạc”  (gambler’s fallacy, fallacy có thể dịch là ngụy biện, nhưng trường hợp này gọi là ảo tưởng có vẻ thích hợp hơn).
 
Ảo tưởng này được diễn đạt như sau:
 
1-      X có khả năng xảy  ra như Y
 
2-      Khả năng Y đã xảy ra quá nhiều
 
3-      Vậy, X sẽ sớm xảy ra.
 
Bài này sẽ phân tích cơ sở của sai lầm đó, và vì sao nó là một sai lầm dựa vào khái niệm sự kiện độc lập và luật số lớn. Qua đó sẽ thấy mặc dù xác suất là một khái niệm tự nhiên nhưng không đơn giản và chịu  ảnh hưởng lớn bởi suy nghĩ và tâm lý của con người.
 
Điều đơn giản nhất không phải ai cũng thấy là:  kết quả của (các) lần tung đồng xu trước hoàn toàn không ảnh hưởng đến lần sau. Nói cách khác đồng xu không có trí nhớ   (chỉ có chúng ta mới có trí nhớ :-)). Mỗi lần tung là một lần độc lập và khả năng sấp hay ngửa của mỗi lần đều luôn luôn là 0.5 bất chấp kết quả trước đó.
 
Diễn đạt một cách ”khoa học”  hơn, giả sử ta tung 10 đồng xu, đều là ngửa hết ta có dãy:
 
NNNNNNNNNN
 
Bây giờ ta tung một lần nữa thì khả năng là NNNNNNNNNNN (thêm một lần ngửa nữa) cũng đúng bằng khả năng NNNNNNNNNNS (lần thứ 11 là sấp).
 
Tính toán cụ thể thì hai khả năng này đều bằng 0.511.
 
Để hiểu tính độc lập ta xem trò xổ số, có 10 số ghi trên 10 quả cầu và bỏ vào lồng quay. Nếu sau khi lấy ra ta không bỏ cầu trở lại, thì sự kiện lấy quả cầu tiếp theo đúng là không độc lập và nó phụ thuộc vào kết quả trước đó.
 
Thật vậy, nếu ta hy vọng vào số 8 chẳng hạn, thì xác suất có quả cầu đầu tiên mang số 8 là 1/10.
 
Khi quả cầu thứ nhất đúng là số 8 thì xác suất quả cầu thứ hai là số 8 là zê rô, đơn giản là vì nó không còn trong lồng nữa.
 
Khi quả cầu thứ nhất không là số 8 thì hy vọng của ta sẽ tăng lên với quả thứ hai, đơn giản là vì còn lại chỉ 9 quả (và có quả số 8 trong đó), xác suất lúc này là 1/9 (hơn 1/10) v.v…
 
Nhưng thực tế thì trò xổ số không như vậy, sau khi quay người ta bỏ lại quả cầu vào trong lồng. Mọi sự lại trở nên như ban đầu. Xác suất có một số nào đó luôn luôn là 1/10 trong mỗi lần quay. Thành thử chuyện nuôi số đúng là ảo tưởng, về mặt xác suất. Và mọi trò bịp dựa vào các con số đã ra trước đó để đoán số ra sau đều không có cơ sở!
 
Tính độc lập cũng là thuộc tính  của việc sinh con trai hay con gái trong mỗi lần mang thai. Nói thẳng ra việc đẻ con gái hay trai chẳng khác gì việc chúng ta tung một đồng xu!

Khi hỏi một người nào đó, nếu gieo đồng xu 5 lần thì theo anh tình huống nào sẽ khó xảy ra hơn (S: sấp, N: ngửa):
 
SSSSS (1)
 
Hay
 
SNNSN (2)
 
Thì chắc là trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ được câu trả lời là (1) khó xảy ra hơn. Điều đó cũng tương tự như chúng ta sẽ ngạc nhiên khi một gia đình có 5 người con gái, mà không ngạc nhiên khi gặp một gia đình có 1 trai, 1 gái, 1 gái, 1 trai, 1 gái !!!
 
Thực ra, như lập luận ở trên, xác suất xảy ra (1) cũng đúng bằng (2).
 
Khuynh hướng tâm lý con người cho rằng (1) là đặc biệt,  nó có một khuôn mẫu (pattern), trong khi đó việc sinh trai hay gái là ngẫu nhiên. Nhiều sự kiện ngẫu nhiên nhưng cuối cùng lại được một sự kiện “chẳng có vẻ ngẫu nhiên” bằng một phát biểu có tính “tổng kết”, ví dụ cả 5 đứa đều là con gái, cả 5 lần đều sấp!!! Còn (2) có vẻ lộn xộn, “không có quy luật”, và do đó dễ xảy ra hơn!!!
 
Tuy nhiên nếu chúng ta hỏi một người, theo anh bây giờ chúng ta gieo 5 đồng xu. Chúng ta có thể hy vọng lần đầu tiên sẽ S, lần hai N, lần ba N, lần bốn S, lần năm N, chính xác như vậy, liệu khả năng này có thể đạt được không. Câu trả lời sẽ là “rất khó”. Có nghĩa là nếu chúng ta xem trường hợp (2) là một khuôn mẫu (pattern) thì nó cũng sẽ được đối xử ngang hàng với (1), về mặt khả năng xảy ra.
 
Cũng vậy, chúng ta thấy ngạc nhiên đối với một gia đình có 5 con gái, nhưng nếu bây giờ chúng ta phải đi tìm một gia đình có 5 con, theo thứ tự là 1 trai, 1 gái, 1 gái, 1 trai, 1 gái, thì, bảo đảm, nó cũng cực kỳ khó khăn đến mức….đáng ngạc nhiên!!!
 
 
Nguồn tin: statistics.vn

26/5/13

[VIDEO] KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU

Mời các em xem video, xem xong mà nhà có gạch đá cứ ném nhé. Thầy đỡ phải mua gạch xây nhà, giá gạch giờ mới tăng thì phải.

VIDEO KHOẢNG CÁCH HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU

21/5/13

BÍ QUYẾT ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN

Bí quyết ôn thi môn toán Để việc ôn tập và thi đạt kết quả tốt, các em cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức đầy đủ, phương pháp học tập hiệu quả và tâm lý ổn định, quyết tâm cao. Trước hết, các em cần tìm hiểu, nắm vững cấu trúc đề thi môn Toán - tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 theo chương trình phân ban đại trà mà Cục Khảo thí - Bộ GĐ&ĐT ban hành. Từ đó, tìm ra các kiến thức trọng tâm, chiếm nhiều điểm để lên kế hoạch ôn tập cho mình. Cần học kỹ (đến mức nhuần nhuyễn) các phần kiến thức không quá khó nhưng có phổ điểm rộng như: - Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số và các bài toán liên quan. - Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số. - Phương trình lượng giác. - Nguyên hàm, tích phân ứng dụng. - Phương pháp tọa độ trong không gian. - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. - Hình học không gian (tổng hợp)... Phần kiến thức khó hơn (VD: bất đẳng thức...), các em có thể ôn tập sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản. Khi các em đã làm nhiều dạng toán dễ thì theo quy luật “lượng đổi, chất đổi”, các em có cơ hội nắm bắt tốt hơn các dạng toán khó hơn. Khi ôn tập, các em nên ôn tập theo từng vấn đề dọc theo chương trình học. Mỗi vấn đề cần phải: - Nắm vững kiến thức cơ bản, thuộc các công thức đã học. - Ghi nhớ các kiến thức liên quan, giúp ta giải quyết tốt hoặc nhanh hơn bài toán thuộc vấn đề đang xét. - Làm bài tập để củng cố, khắc ghi kiến thức. Nếu lượng bài tập làm quá ít hoặc làm hời hợt sẽ dẫn tới hiện tượng nhớ không kỹ hoặc nhầm lẫn, rất nguy hiểm. - Các em cũng có thể gạch đầu dòng các đơn vị kiến thức trong mỗi vấn đề. Những đơn vị kiến thức nào cảm thấy còn khuyết hoặc còn non, bài tập chưa làm được một cách chắc chắn, cần bổ sung ngay. (Đọc tài liệu, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè). Trong quá trình ôn tập, các em cũng nên chú ý đến kỹ thuật làm bài. Với một bài toán, có nhiều hướng giải quyết. Nếu chọn hướng đi đúng, sẽ đỡ tốn thời gian và công sức, ngược lại, có thể sẽ làm ta sa đà, thậm chí đi vào ngõ cụt. Các em cần biết tính nhẩm để tiết kiệm thời gian (VD: Nhẩm nghiệm của phương trình, bất phương trình bậc hai, xét dấu biểu thức,...), cần biết sử dụng máy tính cầm tay có hiệu quả (VD: giải hệ phương trình hai ẩn, ba ẩn...). Các bài toán cơ bản, nhất là các bài toán đã có phương hướng, đường lối giải, các em rèn cho mình làm cẩn thận ngay từ đầu (không cần nháp) (VD: khảo sát, vẽ đồ thị hàm số; viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng, mặt cầu thỏa mãn điều kiện cho trước...). Các bài toán ở mức độ khó hơn, cần nhanh chóng phân tích để đưa về các bài toán quen thuộc, biết cách giải. Một số định lý không được học trong sách giáo khoa nhưng hay được sử dụng giải toán, các em cần ghi nhớ nội dung và cả cách chứng minh để sử dụng sau này (VD: định lý về tỷ số thể tích khối chóp tam giác, định lý về tính nhanh cực trị, viết phương trình đường thẳng đi qua điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số...). Khi đã ôn tập về cơ bản, các em nên dành thời gian để giải các đề thi. Các em có thể tham khảo các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây, kể cả các đề dự bị. Một đề thi môn toán thường có 10 bài toán nhỏ, mỗi bài như vậy khoảng 1 điểm. Với thời gian 180 phút, ta cần 18 phút cho một bài toán nói trên. Khi giải đề tại nhà, các em cần rèn luyện để mình có thể làm xong mỗi ý khoảng 15 phút trở xuống. Các em nên hoạch định thời gian cho mỗi bài toán nhỏ, tùy theo khả năng của mình. Ví dụ: - Khảo sát, vẽ đồ thị hàm số: 10 phút. - Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số: 15 phút. - Giải phương trình lượng giác: 12 phút. - Tính tích phân: 12 phút. Với các em còn hay nhầm lẫn trong tính toán có thể dành cho mỗi bài toán một thời gian dài hơn rồi rút ngắn dần qua mỗi lần luyện giải đề. Phải rèn luyện cho mình tính cẩn thận, làm đến đâu, chắc đến đó. Kinh nghiệm cho thấy, tìm ra cái sai của mình rất khó. Có khi tìm và sửa sai còn mất nhiều thời gian hơn là làm mới. Khi đã tự giải một số đề thi, các em sẽ có kinh nghiệm trong việc giải đề. Các em sẽ rút ngắn thời gian cho những bài toán quen thuộc và tìm ra đường lối cho các bài toán khó nhanh hơn. Theo quan sát thí sinh hàng năm, tôi nhận thấy với những học sinh khá, thông thường từ 90 đến 100 phút đầu các em có thể làm được 70% yêu cầu của đề. Trong thời gian nước rút này, ngoài môn toán, các em còn ôn tập các môn khác, rồi ôn thi tốt nghiệp. Các em cần lên kế hoạch hợp lý cho mình: Thời gian nào học môn nào, học trong bao lâu một cách khoa học, hài hòa. Phải có lúc giải lao, thư giãn. Cần phải ăn uống đầy đủ và giữ gìn sức khỏe, không thức quá khuya.

14/5/13

[VIDEO] KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM TỚI MỘT MẶT PHẲNG

Để có thể học tốt chuyên đề khoảng cách thì việc nắm chắc các phương pháp cũng như kĩ năng xác định khoảng cách từ một điểm tới một mặt phẳng là rất quan trọng. Từ đó, ta có thể chuyển các bài toán tìm khoảng cách giữa hai đường chéo nhau về khoảng cách từ một điểm tới một mặt phẳng.
Mời các em xem video
KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM TỚI MỘT MẶT PHẲNG


5/5/13

[VIDEO] PHƯƠNG PHÁP TÍCH PHÂN TỪNG PHÂN

Tiếp theo video các phương pháp tính tích phân các em nhé!
Trước hết cho thầy xin lỗi các em vì từ tết tới giờ thầy chẳng ra video nào hướng dẫn các em. Một phần do bận, nhưng lí do đó chẳng chính đáng tẹo nào. Bây giờ, đưa lời giải thích thì mệt lắm, thay vì như vậy thầy lấy danh dự của người thầy hứa các em là từ giờ tới khi thi đại học, mỗi tuần sẽ có 2 video cho các em.
Tuần này là nốt phần tích phân từng phần và các vấn đề về khoảng cách trong không gian các em nhé!
TÍCH PHÂN TỪNG PHẦN

23/3/13

Đề thi thử đại học môn Toán 2013 ( thầy Nguyện)

Các em có thể tải về rồi làm thử nhé !
Link tải về:  download

Bài tập khoảng cách trong không gian

Chuyên đề, các vấn đề về khoảng cách trong không gian xuất hiện khá nhiều bên cạnh câu tích thể tích khối đa diện. TUy nhiên, rất nhiều học sinh thường bỏ câu này. Việc được cung cấp phương pháp và tư duy giải các bài toán dạng này rất quan trọng.
DO thời gian này, thầy khá bận nên chưa quay video hướng dẫn chuyên đề này được. Các em có thể download bài tập về làm thử xem thế nào nhé:
Link tải về: Download1
download2

13/1/13

[VIDEO] Các phương pháp tính tích phân ( phần 2): Đổi biến số

Phương pháp 2: Đổi biến số
Phương pháp này dùng khá nhiều trong các bài tích phân của đề thi đại học. Các em có thể tham khảo:

6/1/13

VIDEO CHUYÊN ĐỀ TÍCH PHÂN ( phần 1)

Chuyên đề tích phân nằm trong chương trình giải tích lớp 12, chiếm 1 điểm trong đề thi đại học. Đây có thể coi là một câu kiếm điểm nhưng một số bạn khi mới tiếp cận với chuyên đề này gặp khá nhiều khó khăn trong việc định hướng giải toán.\ Vì vậy, trong khuôn khổ video này, thầy hướng dẫn các em phương pháp đổi vi phân để chuyển các tích phân phức tạp về dạng đơn giản. Trong tuần sau thầy sẽ cố gắng quay thêm phương pháp đổi biến và tích phân từng phần nữa.

21/12/12

VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH THIẾT DIỆN CỦA KHỐI CHÓP

21/12/2012, ngày tận thế mà ta chưa thấy chuyện gì xảy ra. Thôi thì up video bài giảng về thiết diện cho các em học sinh còn chưa hiểu về vấn đề này vậy:

27/11/12

Tài liệu về phương trình, bất phương trình và hệ phương trình Mũ - Logarit

Tài liệu gồm 200 bài toán được tổng hợp từ các đề thi đại học, cao đẳng từ trước tới nay. Các em có thể tham khảo thêm để có thêm nhiều công cụ hơn trong giải toán mũ và logarit

200 BAI Mu Logarit

25/11/12

Cấu trúc đề thi đại học 2013

Rất nhiều em gửi mail cho thầy hỏi phải ôn tập như thế nào để thi đại học. Ôn trọng tâm những phần nào, lược bỏ phần nào để tiết kiệm thời gian hơn cho việc học. Do vậy, thầy đăng luôn cấu trúc đề thi đại học môn Toán để các em biết và phân bổ thời gian học cho hợp lý.


CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A,A1 NĂM  2013 


I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (7 điểm)
Câu I (2 điểm):
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
2. Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…

Câu II (1 điểm):
1. Phương trình lượng giác
2. Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.

Câu III (1 điểm):
1. Tích phân xác định; Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
2. Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách, góc, diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối đa diện, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

Câu IV.
Bài toán tổng hợp (1 điểm): Max, min hoặc bất đẳng thẳng hoặc bài toán chứa tham số... dành cho học sinh khá giỏi, lấy điểm 10.

II. Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).

1. Theo chương trình chuẩn:
Câu V.a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm
- Đường tròn, elip…
- Viết phương trình đường thẳng.

Câu VI.a (1 điểm)
Phương pháp tọa độ trong trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.


Câu VII.a (1 điểm):
- Số phức.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.


2. Theo chương trình nâng cao:
Câu V.a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm…
- Đường tròn, elip…
- Viết phương trình đường thẳng.

Câu VI.a (1 điểm)
Phương pháp tọa độ trong trong không gian:
- Xác định tọa độ của vectơ….
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu VII.b (1 điểm):
- Số phức.
- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.

Lưu ý: Phần thầy bôi đỏ là phần vô cùng quan trọng, và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi nên các em học thật kĩ. Chỉ cần chăm chỉ cộng một chút tư duy hoàn toàn có thể đạt được điểm 7 môn toán. Còn từ 8 điểm trở lên các em cần thêm một vài yếu tố cần thiết nữa.
Thầy có một câu khuyên các em thế này: Nỗ lực hết sức trong khả năng của mình nhất định các em sẽ được đền đáp xứng đáng.

19/11/12

BÀI TẬP GIAO ĐIỂM - GIAO TUYẾN - THIẾT DIỆN

Lần trước thầy có quay video về các chuyên đề này nhưng quên chưa add link bài tập chất lượng về vấn đề này để các em làm. Cũng may, một số em xem thắc mắc nên thầy post lên đây, các em download về rồi làm nghiêm túc nhé.
 " Sự học của mỗi người chỉ thực sự tiến bộ nếu biết kết hợp 3 yếu tố: thầy tâm huyết - mình nỗ lực - gia đình khích lệ"
Link tải tài liệu về: http://www.mediafire.com/view/?1shd5o5kp5lxq9h

BÀI TẬP VỀ CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP

Bổ sung bài tập về nhà để các em có thể rèn luyện thêm tư duy độc lập làm bài. Thành quả chỉ có thể có được nhờ sự nỗ lực của chính các em. Thầy chỉ là người dẫn đường dìu dắt, thành hay ko là phần lớn phụ thuộc vào mỗi cá nhân.
Link tải về bài tập tổ hợp và nhị thức Newton:  download