This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

19/5/12

Thủ khoa đại học 2009 chia sẻ bí quyết học môn Hóa

Môn Hóa (khối A) là một trong những môn thi ĐH, CĐ “khó nhằn” nhất đối với thí sinh bởi kiến thức trải đều cả 3 năm học. Để giúp thí sinh đạt điểm cao, Thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2009 Lê Minh Thông chia sẻ bí quyết học tập môn Hóa.
Thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2009 Lê Minh Thông.
 
Thủ khoa Lê Minh Thông chia sẻ: Khi học chúng ta hãy xây dựng một sơ đồ tư duy (cây liên kết các tính chất chung cũng như riêng của các chất) và hãy cố gắng đọc đi đọc lại và làm các bài tập tính toán cho nhuần nhuyễn. Môn Hóa là môn thực hành nên các bạn phải cố gắng đọc và nhớ các tính chất của từng nhóm chức và phải vận dụng trong bài tập. Hóa hữu cơ quan trọng nhất là các tính chất nên các bạn cố gắng học các chuối phản ứng để nhớ được tính chất của chúng. Khi hiểu và thuộc được các tính chất này rồi thì các bài tập trở nên dễ dàng hơn.
Khi cầm đề, các bạn hãy xem qua đề, các đề thi trắc nghiệm đại học có đặc điểm là khoảng 5 -10 câu đầu có thể là dễ nhất trong đề hay cũng có thể là khó nhất trong đề. Vì vậy, các bạn hãy đọc qua trước khi làm đề biết được câu nào dễ mình làm trước, chớ nên thấy đề là làm ngay từ câu đầu đến cuối sẽ vấp phải những câu khó làm mình lan man và mất bình tĩnh, cuống cuồng làm sẽ ra đáp án nhầm và mất rất nhiều thời gian, có khi còn làm mình đánh bừa dù câu rất dễ.
Với những học sinh đã nắm vững kiến thức, mình chỉ khuyên các bạn một điều là hãy đọc kĩ đề bài trước khi làm. Rất nhiều năm, các đề ra đều "đánh lừa" học sinh đó là phần đọc thiếu và lướt qua khi nhận biết các chất và đếm số chất phản ứng mà những câu hỏi này thì các chất thường nằm trên một dòng nhưng cũng đôi khi 1 hoặc 2 chất nằm ở dòng dưới làm cho thí sinh thường hay không để ý và chọn thiếu.
Với những thi sinh chưa thực sự vững kiến thức, trước khi đi thi chúng ta phải đặt ra mục tiêu là phải hoàn thành các phần mình đã vững và nhặt hết điểm các phần đấy, những thì sinh khi cầm đề hãy tìm những phần mình có thể và chắc chắn mình làm được và làm để lấy tự tin làm các câu hỏi khác có thể mình chưa vững. Tự tin cũng giúp bạn nghĩ ra cách hay chọn có phần may mắn hơn.
Về bài tập thì có 2 phần:
 
Về phần Vô cơ:
 
Các bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK), những kiến thức này rất quan trọng khi ta làm các bài tập lý thuyết. Thông thường thì kiến thức trong đề thi hầu như không ra ngoài SGK. Những phương pháp như thăng bằng electron, các phản ứng oxy hóa - khử, phản ứng được viết dưới dạng ion chúng ta phải nắm vững. Các bài tập về tính toán vô cơ cũng chỉ quanh mấy phương pháp thăng bằng electron, tăng giảm khối lượng, phản ứng oxy hóa - khử nên các ban cố gắng nghiên cứu các phương pháp đó. Khi đọc đề bài, các bạn hãy thoải mái và hãy gắn kết các dữ kiện đầu bài cho, và luôn nhớ cho mình là đề thi đại học ra không mấy khi ra thừa dữ kiện để làm khó cho thí sinh cả, chỉ có hay ra đề bài dài làm cho thí sinh nhìn thấy tưởng khó và bỏ qua đi làm những bài ngắn, mà bài ngắn thì lại có những câu hỏi khó và đòi hỏi phải nhớ và tư duy logic. Với những câu hỏi dài và lắm dữ kiện, các bạn không nên hoang mang là có nên làm hay không và nếu làm có sợ mất thời gian hay không, các bạn hãy bình tĩnh đọc một lần và xâu chuối các dữ kiện đề bài cho ra nháp rồi hãy làm.
 
Với những câu tính toàn và tìm khối lượng hay là thành phần phần trăm thì các bạn đã có đáp án để thử cũng là cách kiểm tra mình có làm đúng hay không, thông thường các câu về tính toán hay phần trăm thì số đẹp và chúng ta nêu đang phân vân hoặc không làm ra đáp án, hãy thử cũng là một cách làm nhanh. Khi làm các dạng toàn vô cơ thì thường là các phản ứng oxy hóa - khử, nên các bạn hay làm phương pháp thăng bằng electron thật nhuần nhuyễn và khi đi thi ta chỉ cần viết các quá trình cho nhận thì thời gian làm sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Các bạn không nên dành nhiều thời gian vào 1 câu, ta nhớ rằng số điểm chia đều cho 50 câu.
Với những câu về thể tích, các bạn cũng nhớ rằng có sự thay đổi về thể tích khi trộn các dung dịch vào với nhau. Có rất nhiều trường hợp, thí sinh do không cộng thể tích nên dẫn tới sai kết quả dù câu hỏi rất dễ.
Trong các phản ứng, các bạn nhớ các tính chất của các kim loại chuyển tiếp, tính lưỡng tính của 1 số kim loại,và tính chất tạo phức với NH3 của một số chất để làm các bài tập đỡ bị nhầm hoặc thiếu sẽ dẫn đến kết quả sai.
Phần Hữu cơ:
Phần này cũng có 2 phần nhỏ là lý thuyết và bài tập.
Phần lý thuyết hữu cơ, chúng ta phải đọc trong SGK thật kỹ, trong SGK có những định nghĩa hay những tính chất lý hóa đặc trưng nào các bạn hãy viết và một quyển vở và thỉnh thoảng đọc lại để nhớ. Trong các lần thi khảo sát, có những câu lý thuyết nào mà minh làm sai hãy chép lại, phải trả lời được tại sao mình lại làm sai và khắc phục ngay. Trong phần lý thuyết này, chúng ta phải đọc kỹ các câu vì có những câu hầu như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau một hoặc 2 chữ, các bạn phải đọc hết 4 đáp án, chớ có đọc thấy đáp án nào đúng là khoanh luôn sẽ có những trường hợp sai đáng tiếc xảy ra.
Về phần bài tập hóa hữu cơ, thường là đề bài rất dài đề làm cho thí sinh ngại làm, những các bạn yên tâm là cũng như phần vô cơ, các bài tập này chúng ta hãy sắp xếp các dữ kiện lại và rút gọn thì sẽ giải quyết được bài toán.
Các bài tập hữu cơ thường thì tính toán rất đơn giản không như bài tập vô cơ (là những bài tập tính toán khó và các phản ứng oxy hóa - khử nhiều). Bài tập hóa hữu cơ thường là các bài tập về tính chất của các nhóm chức và các chất, mỗi chất, nhóm chức có các phản ứng khác nhau nên thường dựa vào đó để làm.
Về bài tập đồng phân hay công thức cấu tạo, các bạn nên cố gắng viết cho hết công thức ra. Các bạn hãy viết theo thứ tự cho đỡ bị thiếu 1 công thức nào, ví dụ như các bạn hãy viết hết công thức mạch thẳng rồi tới nhánh sau đó vị trí nhóm chức…
Các bạn phải nắm vững các tính chất của các chất hữu cơ mình đã học và phải nhớ các phản ứng đặc trưng của nhóm chất đó để chúng ta nhận biết các chất và giải quyết nhanh các bài tập này.
Có những bài tập nó chỉ cho công thức phân tử và cho các tính chất của chất này các bạn nhớ là không chỉ có các chất hữu cơ mới có công thức phân tử này mà nó cũng có thể là muối của acid hữu cơ với base vô cơ (ví dụ như CH3COONH4 , (NH­4)2C03...).
Với những câu lý thuyết hữu cơ, các bạn đọc và so sánh sự khác nhau giữa các đáp án và chọn ra mệnh đề mình cho là đúng nhất. Thường thì các mệnh đề chỉ ở trong SGK không khó lắm nên các bạn cố gắng đọc và ghi nhớ những câu quan trọng và có khả năng thi.
Sau khi các bạn làm xong các bài tập dễ thì quay lại làm các bài tập khó. Các bài tập khó các bạn hãy phân tích kỹ các dữ liệu của đề bài. Và khi làm xong rồi phải soát đi soát lại thật kỹ những câu mình đã làm cho chắc chắn.
Trên đây là những kinh nghiễm mà mình rút ra được trong các kỳ thi khảo sát cũng như đại học.
Chúc các bạn có một kỳ thi đại học thành công!

Thủ khoa đạt 30/30 điểm tiết lộ bí quyết học thi khối A

Tăng Thanh Bình, thủ khoa trường ĐH Ngoại thương, người duy nhất đạt điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi đại học năm 2010 tiết lộ bí quyết ôn luyện.
Giải đề - luyện kỹ năng phản xạ
Là một dân chuyên Toán đúng “hiệu”, nhưng Bình đã “vượt mặt” các thí sinh chuyên Hóa và Lý khi giành trọn điểm 10 hai môn này về tay mình. Nói về bí quyết, Bình chia sẻ: Đó là nhờ việc giải đề. Tôi sưu tầm rất nhiều đề từ thầy cô, bạn bè, các anh chị khóa trên hoặc tìm kiếm ở trên mạng. Làm đề giúp tôi rèn luyện được kỹ năng phản xạ nhanh trước mọi đề thi”. Không nhớ chính xác mình đã giải bao nhiều bộ đề thi nhưng “nếu đóng lại chắc cũng gần bằng một cuốn “từ điển”, thủ khoa hóm hỉnh nói.
Tăng Thanh Bình giành 30/30 điểm thi khối A
Mỗi khi giải đề, Bình hẹn giờ làm theo thời gian quy định của đề thi. Những bài đơn giản Bình cố gắng giải một cách nhanh chóng. Có những bài hóc búa đành phải “bó tay”, Bình sẽ đánh dấu lại và nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.
Những phương pháp, mẹo giải độc đáo hay những chỗ mình còn làm chậm Bình đều ghi vào một quyển vở mà cậu đặt tên là “vở lưu ý” để sau này xem lại. Ngoài ra, trong quá trình giải đề, Bình cũng học cách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất nhằm “tạo thiện cảm cho người chấm”.
Trong các đề thi đại học,  bài toán bất đẳng thức được xem là bài “lấy điểm 10”. Đó là dạng toán chứa nhiều xảo thuật và lắt léo. Vì vậy, ngay trong quá trình giải đề, Bình đã tập cho mình cách định hướng đường đi, đưa về dạng quen thuộc, “và cũng không nên mất quá nhiều thời gian cho nó mà tập trung giải những bài toán khác”. Với toán hình học, ngoài việc cần nắm vững các định lý, tính chất, theo thủ khoa cũng cần biết tưởng tượng các hình ra trong đầu.
Ôn thi trắc nghiệm - chú ý cái “ngoài lề”
Đề thi môn trắc nghiệm thường là những điều “nhỏ nhặt” mà trong quá trình học nhiều người đã vô tình bỏ qua. Nó có thể là một ghi chú nhỏ, hay là một bài thí nghiệm, đọc thêm trong sách giáo khoa. Bởi vậy “khi ôn thi các môn trắc nhiệm cần ghi nhớ những cái “ngoài lề”.
Trong quá trình luyện môn trắc nghiệm, cần biết cách phân dạng bài tập, theo cậu “quan trọng là có bao nhiêu dạng chứ không phải có bao nhiêu bài”. Học thứ tự, xong một dạng, một chương cần phải tổng quát để tìm ra các dạng bài và cách giải chung trong đó.
Với môn Lý cần nắm chắc lý thuyết và các bài tập trong sách giáo khoa, đặc biệt là sách lớp 12. Tìm kiếm những đề thi hay, nâng cao dần để làm quen với nhiều dạng khác nhau và hiểu sâu hơn vấn đề. Học tự luận rồi mới chuyển sang làm trắc nghiệm để rèn luyện tư duy hệ thống.
Với môn Hóa vất vả hơn một chút khi phải nắm chắc kiến thức của cả 3 sách giáo khoa, trọng tâm là lớp 11 và 12. Khi ôn cần phân loại các dạng bài và tìm ra cách giải nhanh nhất, có thể là các mẹo vặt như áp dụng định luật bảo toàn, tăng giảm khối lượng, ô xi hóa khử…
Vào tháng nước rút chuẩn bị cho kỳ thi, theo kinh nghiệm của Bình, lúc này không nhất thiết phải giải đề nữa, mà cần tổng hợp kiến thức một cách có hệ thống. Học khái quát và làm bảng kiểm tra kiến thức là cách mà thủ khoa đại học đã làm.
Vừa học vừa chơi giảm bớt căng thẳng
Giống như bao thí sinh khác trong mùa thi, Bình hết sức lo lắng và đôi khi cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, "nghĩ đến mẹ và chị gái, Bình như được tiếp thêm động lực và không cho phép mình được chán nản".  Song cũng không nên tạo cho mình một sức ép nặng nề, cậu khuyên các thí sinh vừa học vừa phải biết cách vui chơi, giải trí như nghe nhạc, xem phim, chơi thể thao...
Bình kể, hồi lớp 12 khi ở  ký túc xá của trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh), mỗi tối đám bạn ở trọ bên ngoài lại vào phòng Bình để cùng nhau học nhóm. Vừa học, vừa nói chuyện, vừa tranh luận. Những bài toán khó được mọi người đưa ra cùng bàn bạc và đóng góp ý kiến. Cách học này không chỉ giúp Bình giảm bớt căng thẳng, mà còn giúp Bình “cóp nhặt” được rất nhiều mẹo giải hay từ các bạn.
Bình nhớ nhất là lần đi chơi của cả lớp về nhà cậu bạn cách thành Vinh 60 km. Đó là sau buổi học ôn thứ 7, khi cậu bạn khoe rằng ở gần nhà mình có mấy chỗ cảnh rất đẹp. Vậy là cả lớp lũ lượt kéo nhau lên xe đi theo cậu về nhà. Cuộc đi chơi đó đã thực sự xua tan mọi mệt mỏi của Bình cũng như bạn bè trước kỳ thi đại học.
“Chỉ cần các bạn luôn nỗ lực học tập. Biết sắp xếp thời gian, vừa học vừa chơi chắc chắn việc ôn thi đại học sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả”, thủ khoa tâm sự.

Kinh nghiệm thủ khoa 2011

Thủ khoa ĐH Ngoại thương 2011 “bật mí” bí quyết học môn Toán

Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Ngoại thương năm 2011, Lê Cao Nguyên đã đỗ thủ khoa với 29 điểm - Toán 9,5; Lý: 9,75, Hóa: 9,75. Qua Dân trí, Thủ khoa Lê Cao Nguyên chia sẻ bí quyết đạt điểm cao môn Toán.
Thủ khoa ĐH Ngoại thương 2011 Lê Cao Nguyên.
 
Xin giới thiệu tới thí sinh cách học môn Toán đạt hiệu quả cao của thủ khoa Lê Cao Nguyên: 
A. KHẢO SÁT ĐỒ THỊ HÀM SỐ VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN
- Cần ghi nhớ cấu trúc lời giải của ba dạng hàm số sau:
Y=ax3+bx2+cx+d (a #0)
Y=ax4+bx2+c(a#0)
Y=( ax + b)/ (cx + d) (c#0; ad-bc #0)
- Lưu ý khi vẽ đồ thị: không được vẽ đồ thị ra ngoài mặt phẳng tọa độ, nét vẽ đồ thị phải trơn, mảnh, rõ, không có chỗ gấp khúc đột ngột, thể hiện được “sự uốn” của đồ thị tại các điểm uốn. Đánh dấu tọa độ của các giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ, các điểm cực đại, cực tiểu, điểm uốn nếu có. Sau đây tôi đề cập ví dụ 2 dạng, các dạng khác, các bạn tự sưu tầm.
A.1 Bài toán cần lưu tâm 1: Đồ thị của hàm số mang dấu giá trị tuyệt đối                                               
         + Phương pháp:
          Bước 1: Xét dấu các biểu thức bên trong dấu giá trị tuyệt đối
          Bước 2: Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối, phân tích hàm số đã cho thành các phần không chưa dấu  giá trị tuyệt đối
         Bước 3: Vẽ đồ thị từng phần rồi ghép lại (vẽ chung trên một trục tọa độ)
Bước 2: từ đồ thị y =f(x) ta có thể suy ra đồ thị y= /f(x)/ như sau:
Giữ nguyên phần đồ thị y= f(x) nằm phía trên trục Ox
Lây đối xứng qua Ox phần đồ thị y= f(x) nằm phía dưới Ox
Bỏ phần đồ thị y= f(x) ta được đồ thị hàm số y=/f(x)/
A.2 Bài toán cần lưu tâm 2: Sự tương giao giữa hai đồ thị f(x) và g(x)
Phương pháp: Thiết lập phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hai hàm số đã cho
f(x)=g(x)
Khảo sát nghiệm số của phương trình trên, số nghiệm này chính là số giao điểm của hai đồ thị
Các dạng khác bao gồm:
- Tiếp tuyến với đường cong
- Tiếp tuyến song song hoặc vuông góc với một đường thẳng cho trước
- Viết phương trình tiếp tuyến biết tiếp tuyến đi qua điểm A(x;y) cho trước.
- Biện luận số nghiệm của phương trình bằng đồ thị
- Tìm các điểm đặc biệt trên đồ thị hàm số
- Các bài toán về sự đối xứng
- Các bài toán liên quan đếm cực trị của hàm bậc 3…
B.LƯỢNG GIÁC
B.1 Kiến thức cơ bản:
- Bắt buộc phải sử dụng thành tạo đường tròn lượng giác, ghi nhớ để chuyển đổi các giá trị lượng giác đặc biệt, học hiểu và nhớ tất cả các hàm số lượng giác của các góc liên quan đặc biệt
- Ghi nhớ các hệ thức cơ bản trong sách giáo khoa
B.2 Phương trình lượng giác: phương pháp
Bước 1: Tìm điều kiện của ẩn số để hai vế phương trình có nghĩa
Bước 2: Sử dụng các phép biến đổi tương đương để biến đổi về một phương trình cơ bản đã biết cách giải hoặc phương trình có thể đặt ẩn phụ.
Bước 3: Giải phương trình và chọn nghiệm phù hợp
Bước 4: kết luận.
Lưu ý: dạng phương trình có chứa tham số thì sử dụng phương pháp sau:
- Chọn ẩn phụ và tìm điều kiện cho ẩn phụ
- Chuyển phương trình về phương trình đại số
- Lập luận để chuyển bài toán về bài toán theo ẩn phụ
- Sử dụng phương pháp giải tích hoặc đại số để tìm tham số theo yêu cầu bái toán.
C. GIẢI TÍCH TỔ HỢP
Cần đọc kĩ sách giáo khoa và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập để có cái nhìn cơ bản về chuyên đề này. Sau đó tìm thêm các bài tập trong sách chuyên đề, trên mạng để nâng cao tư duy.Phải nhơ được kiến thức về giai thừa,qui tắc cộng,qui tắc nhân,hoán vị,nhị thức Niu tơn.
Lưu ý: Các bài toán về giải tích tổ hợp thường là những bài tập về những hành động như lập các số từ các số đã cho, sắp xếp 1 số người hay đồ vật vào những vị trí nhất định, lập các nhóm người hay đồ vật thỏa mãn một số điều kiện đã cho.
- Nếu những hành động này gồm nhiều giai đoạn thì cần tìm số cách chọn cho mỗi giai đoạn rồi áp dung qui tắc nhân
- Nếu bài toán thay đổi kết quả nếu ta thay đổi vị trí của các phần tử thì chắc chắn liên quan đến hoán vị và chỉnh hợp,
- Đối với những bài toán mà kết quả giữ nguyên khi ta thay đổi vị trí của các phần tử thì chắc chắn là bài toán tổ hợp.
D. TÍCH PHÂN VÀ CÁC ỨNG DỤNG
Trong phần này, các bạn cần chú ý đến các công cụ sau:
-  Phương pháp tính tích phân dựa vào định nghĩa và các tính chất
-  Phương pháp tính tích phân đổi biến số
-  Phương pháp vi phân
-  Phương pháp tích phân từng phần áp dụng khi trong biểu thức cần tính xuất hiện 2 loại hàm số khác nhau về thể loại, ví dụ 1 hàm lượng giác, 1 hàm đại số, hàm số mũ,…
- Chú ý đến tính chẵn,lẻ của hàm số khi tính tích phân
- Cách cuối cùng cần lưu ý là việc đặt biến số mới  t= a+b –x trong đó a,b là 2 cận.
E. ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM
Ghi nhớ tính đơn điệu của hàm số, điều kiện cần và đủ của tính đơn điệu, phương pháp xét chiều biến thiên của hàm số. Qua đó phải biết ứng dụng tính đơn điệu của hàm số để chứng mình bất đẳng thức, giải phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình. Ghi nhớ định lý Fermat tìm điều cần và đủ của cực trị, biết làm các bài toán giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số.
Lưu ý: các phương pháp tìm GTLN và GTNN của hàm số:
- Sử dụng bất đẳng thức
- Sử dụng điều kiện có nghiệm của phương trình hoặc hệ phương trình
- Sử dụng đạo hàm, lập bảng biến thiên của hàm số trên D rồi suy ra kết quả.
F. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ
F.1 Hệ gồm 1 phương trình bậc nhất và 1 phương trình bậc 2 hai ẩn
Giải bằng phép thế.
F.2 Hệ phương trình đối xứng
- Hệ đối xứng loại 1: cách giải ta đặt x+y = S ;xy=P  sau đố giải hệ để tìm S,P chọn S,P thỏa mãn S2 .Với S,P tìm được thì x và y sẽ là nghiệm của phương trình
X2-SX+P=0 (định lý Viet đảo)
- Hệ đối xứng loại 2: là hệ khi thay x bởi y thì phương trình này biến thành phương trình kia
Cách giải: trừ vế cho vế hai phương trình và biến đổi về dạng phương trình tích, Kết hợp 1 phương trình tích và 1 phương trình của hệ để suy ra nghiệm của hệ.
F.3 Hệ phương trình đẳng cấp: cách giải kiểm tra xem (x;0) có phải là nghiệm của hệ không, với y#0 ta đặt x=ty , thay vào hệ và giải tìm t,y.Từ 2 phương trình ta khử y để được 1 phương trình chứa t. Giai phương trình tìm t rồi suy ra x và y.
F.4. Các hệ phương trình khác:  các phương pháp có thể áp dụng:
- Đặt ẩn phụ
- Phép cộng và phép thế
- Biến đổi về tích số
G.BẤT ĐẲNG THỨC
Cần chú ý hai bất đẳng thức Côsi và Bunhiacôpxki, biết được các dấu hiệu khi nào dùng bất đẳng thức nào.Phát hiện các dấu hiệu như có các bình phương thì thường phải nghĩ tới Bunhiacopxki, có điều kiện các số dương thì khả năng nghĩ tới Côsi. Cách giải phải đi ngược qui trình thông thường. Đầu tiên phải dự đoán được điểm rơi xảy ra tại đâu, sau đó lồng ghép các số trong bất đẳng thức sao cho khi xảy ra dấu bằng tại đúng điểm rơi đã dự đoán…
Ngoài ra còn rất nhiều chuyên đề nữa như:
- Phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình đại số
- Phương trình bất phương trình có giá trị tuyệt đối
- Phương trình, bất phương trình căn thức                                     
- Hệ siêu việt
-Mũ, Logarit
- Hình giải tích phẳng
- Hình Giải tích không gian
gian

Mẫu đăng kí học toán lớp 11 thầy Nguyện

Các chuyên đề sẽ học trong chương trình 11 để phục vụ cho LTĐH sau này:
  • Chuyên đề: Phương trình lượng giác
  • Chuyên đề: Cấp số cộng, cấp số nhân và chứng minh qui nạp Toán học
  • Chuyên đề: Tổ hợp và nhị thức Newton
  • Chuyên đề: Giới hạn, tính liên tục của hàm số
  • Chuyên đề: Đạo hàm và các qui tắc tính đạo hàm
  • Chuyên đề: Hình học không gian thuần túy
Lưu ý: 
  •  Các em sẽ được học miễn phí nửa tháng đầu, sau đó sẽ được test kiểm tra khả năng để xếp vào lớp phù hợp.
  • Thầy chỉ dạy ở Hà Nội thôi nhé! 

Mẫu đăng kí học Toán lớp 10 thầy Nguyện

Các chuyên đề Toán 10 các em sẽ được học :
  • Logic toán học và phép toán tập hợp
  • Phương trình bậc hai và ứng dụng định lí viet trong giải toán
  • Hệ phương trình trong các kì thi đại học
  • Bất đẳng thức, bất phương trình
  • Hệ thức lượng giác
  • Phương pháp giải toán vecto
  • Phương pháp tọa độ trong hình học phẳng: Điểm, đường thẳng, đường tròn và ba đường Conic.
Lưu ý
  • Các em có thể đăng kí để được học miễn phí nửa tháng đầu sau đó sẽ có bài test để kiểm tra năng lực để xếp lớp phù hợp.
  • Thầy chỉ dạy ở Hà Nội

18/5/12

Mẫu đăng kí học Toán lớp 12 thầy Nguyện

Các chuyên đề sẽ học trong chương trình 12 để phục vụ LTĐH:
  • Tính đồng biến - nghịch biến của hàm số
  • Cực trị của hàm số
  • Giá trị lớn nhất - nhỏ nhất hàm số
  • Tiệm cận - điểm uốn
  • Khảo sát hàm số và ứng dụng
  • Tích phân và ứng dụng tích phân
  • Phương trình mũ và logarit
  • Số phức
  • Tính thể tích trong hình không gian thuần túy
  • Phương pháp tọa độ trong không gian.
    Lưu ý
Các em có thể đăng kí để được học miễn phí nửa tháng sau đó có bài kiểm tra test khả năng để xếp vào lớp phù hợp.

14/5/12

Bí quyết học hiệu quả và khai phá sức mạnh bản thân

Cùng một bộ não, khác nhau ở phương pháp. Có rất nhiều bạn đạt được những thành tựu to lớn trong việc học, bên cạnh đó có những bạn cảm thấy đó là điều thật khó khăn và ngoài tầm với của mình. Và các bạn hết đổ lỗi cho người thứ 3, rồi viện cớ hoàn cảnh, đủ các lý do để bao biện cho mình. Nhưng các bạn đâu biết rằng bí quyết nằm trong chính các bạn. Và trong chương trình hội thảo về phương pháp học hiệu quả và thi siêu tốc có sự chia sẻ của thầy Nguyện, chị Nguyễn Mai Trâm_ Đại học Nhân Văn, anh Đặng Văn Hoàng_ ĐHBK and Ngoại thương. Sau đây là tóm lược nội dung của chương trình. Các em về đọc và tham khảo:

Thầy ĐINH TIẾN NGUYỆN có chia sẻ về một số bí quyết như sau:



·        Phải tập trung khi học
Tập trung là khả năng điều khiển được những suy nghĩ của bạn.
Không chỉ trong việc học các bạn cần phải tập trung mà khi bơi, đi xe máy, ô tô... các bạn luôn phải tập trung và hạn chế sự xao nhãng.
Và năng lực này giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó. Và bạn đã khám phá ra được khả năng tiềm ẩn của bộ não.
Tôi lấy một ví dụ như này: Thấu kính hội tụ có khả năng tập trung ánh sáng mặt trời để sinh ra lửa. Khi ánh sáng tập trung tại một điểm thì năng lượng hội tụ co thể đủ mạnh để đốt cháy mọi vật chất ngăn cản nó. Đó không chỉ là một qui tắc Vật lí đơn giản mà các bạn được học mà đó còn là một qui luật: “ Tập trung sẽ đem lại thành công đỉnh cao trong lĩnh vực theo đuổi”.
Ngược lại, ánh sáng mặt trời bị phân tán sẽ chỉ khiến nhiệt độ tăng nhẹ chứ không đủ khả năng để đốt cháy vật chất thông thường. Bạn cũng vậy, bạn không thể cảm nhận được trọn vẹn một bộ phim nếu không tập trung thưởng thức nó.
            Vậy bạn sao nhãng, mất tập trung do đâu?
  •   Đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia
  •   Những lo lắng của bạn khiến bạn mất tập trung
  •   Bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài từ lúc nào không hay
  •   Tài liệu học nhàm chán, khó và/hoặc không làm bạn cảm thấy hứng thú.
Những bí quyết giúp bạn tập trung hơn:
-          Không gian: Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh, xa rời chiếc điện thoại yêu quí.
Dán một chữ thật lớn trước mặt : FOCUS.
Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng.
-         Chuẩn bị: Hãy chuẩn bị tất cả vận dụng, đồ dùng cần thiết để không phải đứng lên ngồi xuống khi học.
-         Tự thưởng và tự khích lệ mình:  Tự khích lệ mình là sau khi học xong vấn đề này sẽ thưởng cho mình cái gì đó mình thích. Khi đó bạn tập trung cao độ giải quyết thật nhanh vấn đề đang vướng phải.
-         Thời gian: Chọn cho mình khoảng thời gian mình tập trung nhất khi học. Tôi thường học vào buổi sáng sớm, còn nhiều bạn thích lúc đêm khuya.
-         Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn
Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục
-         Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn
Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi.
-         Phần thưởng
Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.
Lưu ý: Khi bạn rèn luyện thì bạn phải thấy được kết quả hay là sự tiến bộ sau vài ngày. Có như vậy bạn mới có niềm vui và động lực để bước tiếp và biến nó trở thành thói quen của mình.


·        Cài đặt bản kế hoạch học tập trong tâm thức ở mức độ cao
Cái này khá trìu tượng với rất nhiều người nhưng nó chính là cái quan trọng nhất giúp các bạn có thể tạo sự đột phá trong học tập.
      Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại hai mặt như: sáng tối, trái phải, trên dưới, đen trắng, giỏi dốt, trai gái, xấu tốt, trong ngoài....v.v. Đó là những ví dụ trong hàng ngàn ví dụ về trạng thái đối lập nhau. Muốn có cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia cũng phải tồn tại. Có khi nào ta xác định được mặt trái mà không có mặt phải. Vì vậy có những biểu hiện bên ngoài của việc học tập thì cũng có những yếu tố cấu thành bên trong. Những biểu hiện bên ngoài của việc học như: kết quả học tập, cách học tập, quản lí thời gian, khả năng tập trung khi học, kế hoạch học tập. Những điều này rất quan trọng, tuy nhiên những qui luật bên trong quyết định những yếu tố trên quan trọng không kém. Giống như một người thợ xây có đầy đủ công cụ tốt nhất cho việc xây nhưng mà không phải là người thợ xây giỏi thì không thể sử dụng thành thạo những dụng cụ đó tốt nhất được. Và những yếu tố bên trong đó tôi gọi là “ tâm thức”.
    Khi bạn nhìn thấy một cái cây, trên đó có rất nhiều quả chín, vừa ngon vừa ngọt nhưng cái đó chỉ là những cái bạn nhìn thấy bên ngoài. Còn cái rễ mới là bộ phận quan trọng, hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây và cho ra những quả đó thì ít ai nhắc tới. Quả ở đây tôi muốn nói đến là kết quả. Đôi khi chúng ta quá chú trọng quan tâm đến kết quả mà quên đi cái gì quyết định kết quả đó.
   Trong việc học nói việc kết quả học tập cao hay thấp do bản kế hoạch học tập trong tâm thức của mỗi người quyết định. Người học giỏi sẽ có bản kế hoạch trong tâm thức ở mức độ cao còn người kém tất nhiên ngược lại. Các bạn đang tự hỏi là tôi muốn bản kế hoạch của tôi ở mức cao thì làm thế nào? Những yếu tố nào tác động làm nên bản kế hoạch trong tâm thức như thế?
Câu trả lời đơn giản thôi. Chúng là luôn chịu sự chi phối từ lúc sinh ra cho tới tận bây giờ. Khi sinh ra nếu bạn có tố chất tốt, nhiều người sẽ khen nói bạn thông minh sau này sẽ học giỏi, bố mẹ luôn kì vọng bạn, thầy cô yêu quí bạn, bạn bè ngưỡng mộ bạn và trong tâm thức bạn sẽ cài đặt bản kế hoạch học tập ở mức cao. Và bạn sẽ biết phải làm gì để có thể đạt được kết quả cao trong học tập. Điều ngược lại chắc bạn cũng tự hiểu rồi phải không? Nhưng tôi nói đây chỉ là phần lớn thôi. Bản kế hoạch trong tâm thức hoàn toàn có thể cài đặt lại. Vấn đề là ở bạn có muốn thay đổi không? Có rất nhiều bạn muốn thay đổi nhưng không biết phải làm như thế nào ?
Thiên tài chỉ có 1% là thiên bẩm , còn 99% là do mồ hôi công sức. Có niềm tin tôi tin chắc bạn sẽ làm được. Đầu tiên để thay đổi tâm thức trong việc học, hãy viết ra những lời tuyên bố và đọc mỗi sáng. Hãy chú ý tới những biểu hiện cơ thể, vẻ mặt khi bạn tuyên bố bởi mỗi ngày nó sẽ khác và khi bạn thấy nó là điều quá đỗi bình thường, không ngượng ngùng nữa thì chúc mừng bạn. Bản kế hoạch học tập trong tâm thức bạn đã được thay đổi và cài ở mức độ cao hơn rồi. Những tuyên bố ví dụ như :
-   Tôi tin tôi có thể học giỏi được
-   Tôi tin tôi sẽ vượt qua khó khăn ban đầu để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
-   Tôi tin vào bản thân mình
-   Tôi sẽ làm được
-   ..........

·        Những thói quen học tập hiệu quả
  •  Tự có trách nhiệm với bản thân:
    Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
  •  Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
    Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
  • Việc hôm nay chớ để ngày mai:
    Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
  • Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
    Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
  • Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
    Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
  • Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:
    Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
  • ü  Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
    Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…
  • Liên tục thử thách chính mình

·        Kinh nghiệm học đại học và thi hiệu quả
-   Tham gia các CLB của khoa trường... để làm quen có nhiều mối quan hệ với các anh chị khóa trên để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
-   Học theo nhóm và khai thác sức mạnh từ việc học nhóm
-   Ôn tập theo cấu trúc đề thi của năm gần nhất.
-   Làm cán bộ lớp để qua lại thầy cô nhiều hơn sẽ có lợi thế rất nhiều trong việc học cũng như kết quả học tập ( sự ưu ái).
Chị NGUYỄN MAI TRÂM _ người thầy rất ngưỡng mộ và yêu mến cũng chia sẻ những kĩ năng, phương pháp học thật tuyệt vời:

  • ·        Khai thác sức mạnh của việc học nhóm
Khi các bạn học tập theo nhóm thì sẽ tận dụng được tối đa sức mạnh của các thành viên. Từ đó cộng hưởng sức mạnh của nhiều bộ não giúp chúng ta hiểu nhanh và sâu vấn đề hơn.
  • ·        Phương pháp tấn công não



Brainstorming ( tấn công não) là gì?
Brainstorming (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu tả trong cuốn sách Applied Imagination do  Alex F. Osborn, một nhà quản trị quảng cáo.
Xin đặt ra câu hỏi là bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của mình.
          Khi sử dụng kỹ thuật công não, thật đơn giản, bạn hãy chuẩn bị một cây bút và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963).
 

“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng”

·        Phương pháp phân tích SWOT



Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?
1.      Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
2.      Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
3.      Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
4.      Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
5.      Phân tích ý nghĩa của chúng.
6.      Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
7.      Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.

  • ·        Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
Chẳng hạn các bạn có thể dùng phương pháp sơ đồ hình cây: viết ra một title lớn rồi phân ra các nhánh con, từ đó các bạn sẽ nắm được thông tin một các tổng quan nhất.
  • ·        Phương pháp học mục lục
Hãy học thuộc phần mục lục trong mỗi cuốn sách để cách bạn nắm được các ý chính nhất, các triển khai vấn đề. Từ đó, các bạn mới đi vào nội dung cụ thể sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. 

Anh ĐẶNG VĂN HOÀNG _ bạn thân của thầy cũng chia sẻ về cách học của người do thái và cách tư duy một vấn đề


  • ·        Phương pháp học của người Do thái
Ở trên thế giới này có hai dân tộc đáng học là người Digan và người Do thái.
     Nếu muốn suốt ngày ca múa, nhảy nhót hãy học điều đó ở dân tộc Digan. Còn nếu muốn thông minh đỉnh cao, phát triển khả năng ghi nhớ phải học dân tộc Do thái.
Hãy học từ những người giỏi nhất, sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian và quá trình học hỏi. Sao chép họ rồi biến những cái của họ thành cái của riêng mình.
   
  • ·        Học cách tư duy một vấn đề
Học ở Đại học, bạn phải vứt bỏ ngay cái tư tưởng học chỉ vì những bằng cấp đem lại. Mà quan trọng là mình học vì những giá trị mà mình nhận được.
Nếu bạn học vì bằng cấp thì một khi những thứ đó mất đi rồi thì bạn là ai?
Trong thời gian còn ngồi ghế nhà trường, các bạn phải cố gắng trau dồi những giá trị thực trong bản thân mình. Học cách tư duy những vấn đề khó để sau này ra cuộc sống chúng ta vướng phải những khó khăn luôn nghĩ ra phương án giải quyết.

Làm thế nào đạt được mục tiêu

Khi làm bất cứ việc gì mình phải xác định mục tiêu cho mình thật cụ thể rõ ràng, và cộng thêm động lực để hướng tới mục tiêu đó. Nếu không có mục tiêu thì việc bạn làm gì, đi theo hướng nào chẳng còn quan trọng nữa. Video làm thế nào đạt được mục tiêu của diễn giả hàng đầu Quách Tuấn Khanh

5 bước tạo hưng phấn

Video 5 bước tạo hưng phấn của diễn giả hàng đầu Việt Nam: Quách Tuấn Khanh

Bí quyết trình bày

1. Khi bắt đầu thuyết trình:
a. Thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Một cử chỉ liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể đưa nó vào sau bài diễn thuyết.
b. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình.
c. Hãy bông đùa một chút:  và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái.
d. Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng )
Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp.
e. Thuật lại một câu chuyện có liên quan
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.
f.  Sử dụng câu hỏi tu từ : Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả.

Bí quyết trình bày thuyết trình 

2. Phần chính:

a.    Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc 
    Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
-.Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.

b.     Ngôn ngữ cơ thể: 
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .

- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.

- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay  để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả

- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe

c.     Phương tiện trợ giúp (visual aid): 
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên:
-  Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả.
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.

d.     Giao lưu khán giả :
-    Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu . Bác Hồ đã có  câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả.
-    Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường.

e.    Giải quyết câu hỏi:
-    Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi ( sau mỗi đoạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào ) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một.
-    Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trả lời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi.
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời, hãy giới thiệu người đó.

f.     Tâm thế khi thuyết trình :
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )

3. Kết thúc bài thuyết trình:
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ