This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

29/3/12

Hệ thức lượng giác

    Đây là một chuyên đề mà trước đây có trong các đề thi đại học nằm trong chương trình lớp 10. Nếu chúng ta nắm chắc được các công thức, các biến đổi đặc biệt của hệ thức lượng giác thì sau này việc giải các phương trình lượng giác trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Link tải chuyên đề Hệ thức lượng giác: Download now

Bí quyết học tập hiệu quả

Bí quyết học tập hiệu quả
                    Creat by  Đinh Tiến Nguyện
                            Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2012
Sơ đồ tư duy về bí quyết học tập

1.       Bản kế hoạch học tập trong tâm thức.
Cái này khá trìu tượng với rất nhiều người nhưng nó chính là cái quan trọng nhất giúp các bạn có thể tạo sự đột phá trong học tập.
   Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại hai mặt như: sáng tối, trái phải, trên dưới, đen trắng, giỏi dốt, trai gái, xấu tốt, trong ngoài....v.v. Đó là những ví dụ trong hàng ngàn ví dụ về trạng thái đối lập nhau. Muốn có cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia cũng phải tồn tại. Có khi nào ta xác định được mặt trái mà không có mặt phải. Vì vậy có những biểu hiện bên ngoài của việc học tập thì cũng có những yếu tố cấu thành bên trong. Những biểu hiện bên ngoài của việc học như: kết quả học tập, cách học tập, quản lí thời gian, khả năng tập trung khi học, kế hoạch học tập. Những điều này rất quan trọng, tuy nhiên những qui luật bên trong quyết định những yếu tố trên quan trọng không kém. Giống như một người thợ xây có đầy đủ công cụ tốt nhất cho việc xây nhưng mà không phải là người thợ xây giỏi thì không thể sử dụng thành thạo những dụng cụ đó tốt nhất được. Và những yếu tố bên trong đó tôi gọi là “ tâm thức”.
    Khi bạn nhìn thấy một cái cây, trên đó có rất nhiều quả chín, vừa ngon vừa ngọt nhưng cái đó chỉ là những cái bạn nhìn thấy bên ngoài. Còn cái rễ mới là bộ phận quan trọng, hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây và cho ra những quả đó thì ít ai nhắc tới. Quả ở đây tôi muốn nói đến là kết quả. Đôi khi chúng ta quá chú trọng quan tâm đến kết quả mà quên đi cái gì quyết định kết quả đó.
   Trong việc học nói việc kết quả học tập cao hay thấp do bản kế hoạch học tập trong tâm thức của mỗi người quyết định. Người học giỏi sẽ có bản kế hoạch trong tâm thức ở mức độ cao còn người kém tất nhiên ngược lại. Các bạn đang tự hỏi là tôi muốn bản kế hoạch của tôi ở mức cao thì làm thế nào? Những yếu tố nào tác động làm nên bản kế hoạch trong tâm thức như thế?
Câu trả lời đơn giản thôi. Chúng là luôn chịu sự chi phối từ lúc sinh ra cho tới tận bây giờ. Khi sinh ra nếu bạn có tố chất tốt, nhiều người sẽ khen nói bạn thông minh sau này sẽ học giỏi, bố mẹ luôn kì vọng bạn, thầy cô yêu quí bạn, bạn bè ngưỡng mộ bạn và trong tâm thức bạn sẽ cài đặt bản kế hoạch học tập ở mức cao. Và bạn sẽ biết phải làm gì để có thể đạt được kết quả cao trong học tập. Điều ngược lại chắc bạn cũng tự hiểu rồi phải không? Nhưng tôi nói đây chỉ là phần lớn thôi. Bản kế hoạch trong tâm thức hoàn toàn có thể cài đặt lại. Vấn đề là ở bạn có muốn thay đổi không? Có rất nhiều bạn muốn thay đổi nhưng không biết phải làm như thế nào ? Và tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy cam kết làm theo, tôi tin chắc là các bạn sẽ có sự tiến bộ ngoài sức tưởng tượng. Thiên tài chỉ có 1% là thiên bẩm , còn 99% là do mồ hôi công sức. Có niềm tin tôi tin chắc bạn sẽ làm được. Đầu tiên để thay đổi tâm thức trong việc học, hãy viết ra những lời tuyên bố và đọc mỗi sáng. Hãy chú ý tới những biểu hiện cơ thể, vẻ mặt khi bạn tuyên bố bởi mỗi ngày nó sẽ khác và khi bạn thấy nó là điều quá đỗi bình thường, không ngượng ngùng nữa thì chúc mừng bạn. Bản kế hoạch học tập trong tâm thức bạn đã được thay đổi và cài ở mức độ cao hơn rồi. Những tuyên bố ví dụ như :
-    Tôi tin tôi có thể học giỏi được
-    Tôi tin tôi sẽ vượt qua khó khăn ban đầu để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
-    Tôi tin vào bản thân mình
-    ..........


2.       Chiến lược sử dụng thời gian hợp lí
Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.
Một mục tiêu là để bạn nhận thức được cách bạn sử dụng thời gian như một điều quan trọng khi sắp xếp, đặt việc quan trọng và đạt được thành công trong học tập khi có những hoạt động tri phối khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…
Chiến lược về cách sử dụng thời gian:
  • Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
    Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
  • Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
  • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
    Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
  • Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
    để có được sự tập trung cao độ
  • Có “thời gian chết”?
    Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
  • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
  • Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
    Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
  • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, kỳ thi… )
Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.
Những vật dụng hữu ích:
  • To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
    Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
  • Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
    Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
    Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
    Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
    Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
  • Lịch ghi kế hoạch lâu dài
    Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
    Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

3.       Hạn chế tính chần chừ, trì hoãn công việc
Hạn chế tính chần chừ
Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?
Để chữa bệnh chần chừ:
  •  Bắt đầu với một công việc đơn giản.
  • Trả lời những câu hỏi cơ bản.
  •  Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ
Bạn muốn làm gì?
  • Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả bạn muốn thu được?
    Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
  • Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
    Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.
  • Bạn đã làm được những điều gì?
    Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
    Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.
Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
  • Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
    Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
  • Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
    Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.
Lên danh sách những điều sẽ gặp phải
  • Bạn có thể thay đổi được điều gì?
  • Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
    Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật thể (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm…
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?
    Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút. Cảm giác sợ đôi khi lại giúp bạn hoàn thành tốt những điều đã đề ra.
Lên kế hoạch, danh sách
  • Những bước cơ bản và thực tế
    Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
    Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
    Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi as you achieve and grow
  • Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
    Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.
  • Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
    Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).
  • Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
    Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ để đạt được đến từng chặng.
  • Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
    Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực
Hãy nhận:
  • Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quy giá.
    Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại Ý nghĩa cho cm t kinh nghim
  • Chần chừ và có ý  định mun b
    Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ chối Ý định đó.
  • Cảm xúc
    Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
    Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
  • Niềm phấn khích khi bạn thành công!
Kết luận: Nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!
Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.
Bí quyết, đúng hơn là bí mật tôi muốn chia sẻ với bạn là : Khi ta tập trung nghĩ về điều gì thì nó sẽ hấp dẫn, hút những thứ ấy về với ta. Chẳng hạn, khi bạn bực bội thay vì phải làm gì đó để quên nó đi thì bạn đi kể cho người khác và bạn sẽ nhận gấp đôi sự bực bội. Bạn muốn học giỏi hãy chỉ tập trung nghĩ vào điều này thôi. Nó sẽ hấp dẫn con người, hoàn cảnh và phương tiện đến với bạn để bạn trở thành như thế.
4.       Những thói quen tốt trong học tập
Hãy cố gắng tăng cường và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau:
  • Tự có trách nhiệm với bản thân:
    Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
  • Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
    Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
·         Việc hôm nay chớ để ngày mai:
Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
·         Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
  • Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
    Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì  bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là  sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.  
  • Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:
    Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
  • Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
    Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì,  bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…
  • Liên tục thử thách chính mình
Điều này giúp bạn khám phá ra nhiều năng lực của bản thân mà ngay chính bạn không biết. Vượt qua càng nhiều thử thách của chính mình bạn sẽ càng tự tin hơn rất nhiều.
Đây là một cách học giúp bạn
hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu,
và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.
·  Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ
·  Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép,
hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.
Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?
·  Hãy luôn cập nhật thông tin về những gì bạn cần phải biết
·  Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục
Ở mặt còn lại của tấm thẻ ấy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ
·  Tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó
·  Nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng:
Cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa.
·  Đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu
Một vài mẹo nhỏ:
    • Luôn mang theo mình những tấm thẻ này
      Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v…
    • Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời,
      Nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó.
      Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.
    • Học với một người bạn cùng lớp.
      Các bạn có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.
5.       Rèn luyện khả năng tập trung khi học ( focus)
Tập trung: khả năng điều khiển được những ý nghĩ của bạn
Nghệ thuật hay sự rèn luyện khả năng tập trung
Cho dù bạn đang học môn Sinh học hay đang học bơi, hãy tập trung vào việc bạn đang làm và hạn chế tối đa sự xao nhãng.
Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó.
Tuy nhiên lại có những lúc:
  • Đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia
  • Những lo lắng của bạn khiến bạn mất tập trung
  • Bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài từ lúc nào không hay
  • Tài liệu học nhàm chán, khó và/hoặc không làm bạn cảm thấy hứng thú.
Những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn: Gồm có
1.    Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập
2.    Những cách luyện tập tốt nhất
Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập
  • "Tôi học ở đây”
    Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh
    Ngồi xa điện thoại di động và điện thoại bàn.
    Treo một cái bảng "Xin đừng làm phiền hay cắt ngang"
    Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng (hãy thử tìm hiểu xem bạn làm việc hiệu quả hơn khi nào? Có hay không có âm nhạc?)
  • Gắn mình với một quy tắc, một thời khóa biểu hiệu quả.
    Nắm rõ mức năng lượng bạn có vào ban ngày/đêm
    Xem h ướng dẫn ở địa chỉ: Đặt ra mục ích và sắp xếp thời khóa biểu
  • Tập trung
    Khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung, và đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc.
  • Sự động viên, khích lệ
    Nếu thấy cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó, bạn nên tự khích lệ bản thân để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn có thể gọi điện thoại cho một người bạn, đi dạo hay ăn một cái gì đó, ..v.v..
    Đối với những dự án lớn như bài luận thi học kỳ, bản thiết kế, những cuốn tổng kết, hãy đề ra những sự động viên khích lệ đặc biệt.
  • Thay đổi chủ đề
    Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ.
  • Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn
    Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục
    Hãy tự hỏi làm thế nào có thể tăng cường các hoạt động trong khi học? Có lẽ học nhóm sẽ là cách tốt nhất chăng? Hãy tạo ra những câu hỏi liên quan đến bài học chẳng hạn?
    Bạn thử hỏi thầy cô một số bí quyết khác trong khi học xem? Bạn học càng chủ động bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.
  • Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn
    Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi.
  • Phần thưởng
    Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.
Những cách luyện tập tốt nhất
Bạn phải nhận thấy những tiến bộ sau một vài ngày
Nhưng cũng giống như bất kì một cách luyện tập nào khác, sẽ không tránh khỏi những lúc lên, lúc xuống.
Nó sẽ có lợi cho cả những công việc khác mà bạn thực hiện.




Tới đây ngay bây giờ | Khoảng thời gian lo nghĩ | Đánh dấu | Mức năng lượng | Quan sát
Tới đây ngay bây giờ
Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu
Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình:
" Tới đây ngay bây giờ”
Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.
Chẳng hạn như:
Bạn đang học và bạn chợt nhớ đến cả đống bài vở bạn đang còn, tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói với chính mình:
" Tới đây ngay bây giờ”
Quay trở lại với công việc bạn đang làm với những câu hỏi, những bản tóm tắt, những ý chính, sơ đồ và cố gắng tập trung vào công việc đó lâu nhất có thể.
Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại:
" Tới đây ngay bây giờ”
Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.. Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả đó!
Đừng cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó. Nếu bạn ngồi đó và nghĩ về bất kì thứ gì bạn muốn nghĩ tới trong vòng ba phút miễn là không phải miếng bánh ngọt. Cố gắng để không nghĩ về miếng bánh ngọt … Một khi bạn cố không nghĩ về một cái gì thì nó sẽ cứ tiếp tục quay trở lại trong đầu bạn.(“ Tôi sẽ không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt…”)
Bạn có thể làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ.
Đừng liên tục đánh giá thành quả của bản thân. Hãy cứ thoải mái thôi. Luyện tập tốt đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và thất bại, cuối cùng thì việc luyện tập của bạn sẽ đạt được kết quả.
Những khoảng thờì gian lo nghĩ
Khoa học đã chứng minh những người giành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ và lo âu sẽ giảm được tới 35 phần trăm sau bốn tuần.
1.    Mỗi ngày hãy giành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về
những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào những khi bạn đang tập trung.
2.    Khi bạn nhận thấy mình bị phân tán,
hãy tự nhắc nhở mình là sau đây mình sẽ có một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó.
3.    Hãy buông tha những suy tư,
có lẽ là với câu nói: " Tới đây ngay bây giờ”
4.   Hãy giữ đúng hẹn,
để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng.
Ví dụ, đặt ra khoảng thời gian lo nghĩ của bạn là từ 4:30 đến 5:00 chiều. Khi đầu óc bạn lại đi sai hướng vào ban ngày, hãy nhắc nhở mình rằng mình đã có một khoảng thời gian riêng cho những suy nghĩ đó rồi. Rồi tạm thời xua tan những suy nghĩ ấy, và tập trung trở lại với công việc trước mắt của mình.
Hãy đánh dấu những khoảng thời gian mà bạn hay mất tập trung
Lấy một tấm card bỏ túi cỡ 7x10cm. Kẻ hai đường thẳng chia tờ giấy làm ba. Ghi rõ: "sáng", "chiều", "tối".
Nếu bạn mất tập trung vào buổi sáng, hãy đánh một dấu X vào ô dành cho buổi sáng, nếu đó là lúc chiều thì bạn lại đánh một dấu X vào ô dành cho buổi chiều, làm tương tự nếu bạn thấy mất tập trung vào buổi tối. Hãy giữ mỗi ngày một tấm card như vậy. Dần dần, bạn sẽ thấy số dấu X giảm đi.
Tận dụng một cách đúng đắn những mức năng lượng của bạn
Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những môn học mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Nếu như buổi chiều muộn là lúc bạn trùng xuống? Hãy học những môn học bạn thấy hững thú nhất vào lúc đó.
Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận chiều muộn, và lúc đó thì khó có thể tập trung đựơc. Hãy đảo ngược lại. Dành khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để hoc những môn học khó, những cái dễ để học sau. Chỉ riêng việc làm như vậy cũng đã giúp bạn tập trung hơn.
Quan sát
Như một bài khởi động trước khi bắt tay vào công việc, nghĩ tới những lúc mà bạn thấy dễ dàng để tập trung – bất kể trong điều kiện như thế nào. Còn bây giờ hãy cố tưởng tượng ra và hướng mình vào thời điểm đó.
Làm lại động tác đó ngay lập tức trước mỗi lần bạn chuẩn bị học.
Lặp lại sau khi bạn kết thúc một môn học
The end
“ Trẻ không học sau này già biết làm gì”.