14/5/12

Bí quyết học hiệu quả và khai phá sức mạnh bản thân

Cùng một bộ não, khác nhau ở phương pháp. Có rất nhiều bạn đạt được những thành tựu to lớn trong việc học, bên cạnh đó có những bạn cảm thấy đó là điều thật khó khăn và ngoài tầm với của mình. Và các bạn hết đổ lỗi cho người thứ 3, rồi viện cớ hoàn cảnh, đủ các lý do để bao biện cho mình. Nhưng các bạn đâu biết rằng bí quyết nằm trong chính các bạn. Và trong chương trình hội thảo về phương pháp học hiệu quả và thi siêu tốc có sự chia sẻ của thầy Nguyện, chị Nguyễn Mai Trâm_ Đại học Nhân Văn, anh Đặng Văn Hoàng_ ĐHBK and Ngoại thương. Sau đây là tóm lược nội dung của chương trình. Các em về đọc và tham khảo:

Thầy ĐINH TIẾN NGUYỆN có chia sẻ về một số bí quyết như sau:



·        Phải tập trung khi học
Tập trung là khả năng điều khiển được những suy nghĩ của bạn.
Không chỉ trong việc học các bạn cần phải tập trung mà khi bơi, đi xe máy, ô tô... các bạn luôn phải tập trung và hạn chế sự xao nhãng.
Và năng lực này giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó. Và bạn đã khám phá ra được khả năng tiềm ẩn của bộ não.
Tôi lấy một ví dụ như này: Thấu kính hội tụ có khả năng tập trung ánh sáng mặt trời để sinh ra lửa. Khi ánh sáng tập trung tại một điểm thì năng lượng hội tụ co thể đủ mạnh để đốt cháy mọi vật chất ngăn cản nó. Đó không chỉ là một qui tắc Vật lí đơn giản mà các bạn được học mà đó còn là một qui luật: “ Tập trung sẽ đem lại thành công đỉnh cao trong lĩnh vực theo đuổi”.
Ngược lại, ánh sáng mặt trời bị phân tán sẽ chỉ khiến nhiệt độ tăng nhẹ chứ không đủ khả năng để đốt cháy vật chất thông thường. Bạn cũng vậy, bạn không thể cảm nhận được trọn vẹn một bộ phim nếu không tập trung thưởng thức nó.
            Vậy bạn sao nhãng, mất tập trung do đâu?
  •   Đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia
  •   Những lo lắng của bạn khiến bạn mất tập trung
  •   Bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài từ lúc nào không hay
  •   Tài liệu học nhàm chán, khó và/hoặc không làm bạn cảm thấy hứng thú.
Những bí quyết giúp bạn tập trung hơn:
-          Không gian: Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh, xa rời chiếc điện thoại yêu quí.
Dán một chữ thật lớn trước mặt : FOCUS.
Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng.
-         Chuẩn bị: Hãy chuẩn bị tất cả vận dụng, đồ dùng cần thiết để không phải đứng lên ngồi xuống khi học.
-         Tự thưởng và tự khích lệ mình:  Tự khích lệ mình là sau khi học xong vấn đề này sẽ thưởng cho mình cái gì đó mình thích. Khi đó bạn tập trung cao độ giải quyết thật nhanh vấn đề đang vướng phải.
-         Thời gian: Chọn cho mình khoảng thời gian mình tập trung nhất khi học. Tôi thường học vào buổi sáng sớm, còn nhiều bạn thích lúc đêm khuya.
-         Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn
Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục
-         Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn
Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi.
-         Phần thưởng
Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.
Lưu ý: Khi bạn rèn luyện thì bạn phải thấy được kết quả hay là sự tiến bộ sau vài ngày. Có như vậy bạn mới có niềm vui và động lực để bước tiếp và biến nó trở thành thói quen của mình.


·        Cài đặt bản kế hoạch học tập trong tâm thức ở mức độ cao
Cái này khá trìu tượng với rất nhiều người nhưng nó chính là cái quan trọng nhất giúp các bạn có thể tạo sự đột phá trong học tập.
      Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại hai mặt như: sáng tối, trái phải, trên dưới, đen trắng, giỏi dốt, trai gái, xấu tốt, trong ngoài....v.v. Đó là những ví dụ trong hàng ngàn ví dụ về trạng thái đối lập nhau. Muốn có cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia cũng phải tồn tại. Có khi nào ta xác định được mặt trái mà không có mặt phải. Vì vậy có những biểu hiện bên ngoài của việc học tập thì cũng có những yếu tố cấu thành bên trong. Những biểu hiện bên ngoài của việc học như: kết quả học tập, cách học tập, quản lí thời gian, khả năng tập trung khi học, kế hoạch học tập. Những điều này rất quan trọng, tuy nhiên những qui luật bên trong quyết định những yếu tố trên quan trọng không kém. Giống như một người thợ xây có đầy đủ công cụ tốt nhất cho việc xây nhưng mà không phải là người thợ xây giỏi thì không thể sử dụng thành thạo những dụng cụ đó tốt nhất được. Và những yếu tố bên trong đó tôi gọi là “ tâm thức”.
    Khi bạn nhìn thấy một cái cây, trên đó có rất nhiều quả chín, vừa ngon vừa ngọt nhưng cái đó chỉ là những cái bạn nhìn thấy bên ngoài. Còn cái rễ mới là bộ phận quan trọng, hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây và cho ra những quả đó thì ít ai nhắc tới. Quả ở đây tôi muốn nói đến là kết quả. Đôi khi chúng ta quá chú trọng quan tâm đến kết quả mà quên đi cái gì quyết định kết quả đó.
   Trong việc học nói việc kết quả học tập cao hay thấp do bản kế hoạch học tập trong tâm thức của mỗi người quyết định. Người học giỏi sẽ có bản kế hoạch trong tâm thức ở mức độ cao còn người kém tất nhiên ngược lại. Các bạn đang tự hỏi là tôi muốn bản kế hoạch của tôi ở mức cao thì làm thế nào? Những yếu tố nào tác động làm nên bản kế hoạch trong tâm thức như thế?
Câu trả lời đơn giản thôi. Chúng là luôn chịu sự chi phối từ lúc sinh ra cho tới tận bây giờ. Khi sinh ra nếu bạn có tố chất tốt, nhiều người sẽ khen nói bạn thông minh sau này sẽ học giỏi, bố mẹ luôn kì vọng bạn, thầy cô yêu quí bạn, bạn bè ngưỡng mộ bạn và trong tâm thức bạn sẽ cài đặt bản kế hoạch học tập ở mức cao. Và bạn sẽ biết phải làm gì để có thể đạt được kết quả cao trong học tập. Điều ngược lại chắc bạn cũng tự hiểu rồi phải không? Nhưng tôi nói đây chỉ là phần lớn thôi. Bản kế hoạch trong tâm thức hoàn toàn có thể cài đặt lại. Vấn đề là ở bạn có muốn thay đổi không? Có rất nhiều bạn muốn thay đổi nhưng không biết phải làm như thế nào ?
Thiên tài chỉ có 1% là thiên bẩm , còn 99% là do mồ hôi công sức. Có niềm tin tôi tin chắc bạn sẽ làm được. Đầu tiên để thay đổi tâm thức trong việc học, hãy viết ra những lời tuyên bố và đọc mỗi sáng. Hãy chú ý tới những biểu hiện cơ thể, vẻ mặt khi bạn tuyên bố bởi mỗi ngày nó sẽ khác và khi bạn thấy nó là điều quá đỗi bình thường, không ngượng ngùng nữa thì chúc mừng bạn. Bản kế hoạch học tập trong tâm thức bạn đã được thay đổi và cài ở mức độ cao hơn rồi. Những tuyên bố ví dụ như :
-   Tôi tin tôi có thể học giỏi được
-   Tôi tin tôi sẽ vượt qua khó khăn ban đầu để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
-   Tôi tin vào bản thân mình
-   Tôi sẽ làm được
-   ..........

·        Những thói quen học tập hiệu quả
  •  Tự có trách nhiệm với bản thân:
    Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
  •  Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
    Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
  • Việc hôm nay chớ để ngày mai:
    Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
  • Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
    Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
  • Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
    Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
  • Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:
    Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
  • ü  Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
    Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…
  • Liên tục thử thách chính mình

·        Kinh nghiệm học đại học và thi hiệu quả
-   Tham gia các CLB của khoa trường... để làm quen có nhiều mối quan hệ với các anh chị khóa trên để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
-   Học theo nhóm và khai thác sức mạnh từ việc học nhóm
-   Ôn tập theo cấu trúc đề thi của năm gần nhất.
-   Làm cán bộ lớp để qua lại thầy cô nhiều hơn sẽ có lợi thế rất nhiều trong việc học cũng như kết quả học tập ( sự ưu ái).
Chị NGUYỄN MAI TRÂM _ người thầy rất ngưỡng mộ và yêu mến cũng chia sẻ những kĩ năng, phương pháp học thật tuyệt vời:

  • ·        Khai thác sức mạnh của việc học nhóm
Khi các bạn học tập theo nhóm thì sẽ tận dụng được tối đa sức mạnh của các thành viên. Từ đó cộng hưởng sức mạnh của nhiều bộ não giúp chúng ta hiểu nhanh và sâu vấn đề hơn.
  • ·        Phương pháp tấn công não



Brainstorming ( tấn công não) là gì?
Brainstorming (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu tả trong cuốn sách Applied Imagination do  Alex F. Osborn, một nhà quản trị quảng cáo.
Xin đặt ra câu hỏi là bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của mình.
          Khi sử dụng kỹ thuật công não, thật đơn giản, bạn hãy chuẩn bị một cây bút và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963).
 

“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng”

·        Phương pháp phân tích SWOT



Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?
1.      Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
2.      Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
3.      Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
4.      Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
5.      Phân tích ý nghĩa của chúng.
6.      Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
7.      Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.

  • ·        Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
Chẳng hạn các bạn có thể dùng phương pháp sơ đồ hình cây: viết ra một title lớn rồi phân ra các nhánh con, từ đó các bạn sẽ nắm được thông tin một các tổng quan nhất.
  • ·        Phương pháp học mục lục
Hãy học thuộc phần mục lục trong mỗi cuốn sách để cách bạn nắm được các ý chính nhất, các triển khai vấn đề. Từ đó, các bạn mới đi vào nội dung cụ thể sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. 

Anh ĐẶNG VĂN HOÀNG _ bạn thân của thầy cũng chia sẻ về cách học của người do thái và cách tư duy một vấn đề


  • ·        Phương pháp học của người Do thái
Ở trên thế giới này có hai dân tộc đáng học là người Digan và người Do thái.
     Nếu muốn suốt ngày ca múa, nhảy nhót hãy học điều đó ở dân tộc Digan. Còn nếu muốn thông minh đỉnh cao, phát triển khả năng ghi nhớ phải học dân tộc Do thái.
Hãy học từ những người giỏi nhất, sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian và quá trình học hỏi. Sao chép họ rồi biến những cái của họ thành cái của riêng mình.
   
  • ·        Học cách tư duy một vấn đề
Học ở Đại học, bạn phải vứt bỏ ngay cái tư tưởng học chỉ vì những bằng cấp đem lại. Mà quan trọng là mình học vì những giá trị mà mình nhận được.
Nếu bạn học vì bằng cấp thì một khi những thứ đó mất đi rồi thì bạn là ai?
Trong thời gian còn ngồi ghế nhà trường, các bạn phải cố gắng trau dồi những giá trị thực trong bản thân mình. Học cách tư duy những vấn đề khó để sau này ra cuộc sống chúng ta vướng phải những khó khăn luôn nghĩ ra phương án giải quyết.

14 nhận xét:

  1. Rất hay, cám ơn thầy giáo!

    Trả lờiXóa
  2. sau-khi-doc-xog-nhung-bi-quyet-nay-e-co-the-tu-tin-hon-vao-minh-roj.cam-on-thay-rat-nhjeu.toi-tin-toi-co-the-lam-duoc....

    Trả lờiXóa
  3. em cam on thay! that su tu trai tim em em cung khat khao la 1 nguoi thay giao hi sinh vi hoc sinh nhu vay`

    Trả lờiXóa
  4. em cam on thay nhieu ak .no rat hay thua thay

    Trả lờiXóa
  5. hay wa thay oi.em da doc.doc ko co y nghia.em so wen.da ghi chep lai nhug y chih.em se tap dan .

    Trả lờiXóa
  6. hay lắm thầy ạ. cám ơn thầy

    Trả lờiXóa
  7. Em cam on thay rat nhieu vi tat ca

    Trả lờiXóa
  8. cảm ơn thầy nhìu lắm ak!!! em ngưỡng mộ thầy....1 con ng hi sinh vì tương lai con em...^^
    chúc thầy thành công hơn nưa!! và chúc thầy sức khỏe!!!

    Trả lờiXóa
  9. rat hay thay a.T_T.thay la 1 thay giao ma lan dau tien em thay la 1 nguoi co nhiet huyet thay a.T_T.

    Trả lờiXóa
  10. em đang mắc phải vấn đề là giữa 2 người thầy mà em đang học có sự khác nhau về hướng tư duy. khi em học cả hai thầy em thật sự cảm thấy bản thân mình trở nên mâu thuẫn rất nhiều, xong sau khi học hỏi và tìm cách giải quyết em mong thầy cho em một lời khuyên. liệu rằng toán học có thể chấp nhận các hướng tư duy khác nhau không thầy? và em có thể tư duy theo hướng của em không?

    Trả lờiXóa